Công thức liên quan CHƯƠNG I: Điện tích. Điện trường.

Tất cả các công thức liên quan tới CHƯƠNG I: Điện tích. Điện trường.

Advertisement

35 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Điện dung của tụ điện phẳng

C=εS4kπd

Tụ điện

1/Khái niệm tụ điện:

a/Định nghĩa :tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau bằng một lớp cách điện.Có tác dụng tích trữ điện tích và phóng điện.

b/Ví dụ:

2/Khái niệm tụ điện phẳng :

a/Định nghĩa :tụ điện phẳng là tụ điện bao gồm hai bản kim loại được đặt song song và ngăn cách bởi một lớp điện môi

b/Công thức :

C=εS4kπd

Với ε hằng số điện môi giữa hai bản tụ

S m2 diện tích bản tụ

k=9.109 Nm2C2 

d m khoảng cách giữa hai bản tụ.

Xem chi tiết

Vectơ cường độ điện trường

E=Fq

 

Phát biểu: 

Vector cường độ điện trường E có:

- Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương.

- Chiều dài (module) biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ xích nào đó.

Xem chi tiết

Điện tích của mỗi vật sau khi tiếp xúc

q'1=q'2=q1+q22q'1=q'2=q'3=q1+q2+q33

Khi N hạt tiếp xúc : q1'=...=q'N=q1+...+qNN

Với q1,q2,..,qN điện tích của các hạt ban đầu.

q'1.q'2,...,q'N diện tích của các hạt lúc sau.

Xem chi tiết

Định luật bảo toàn điện tích

q1+q2+...+qn=q1'+q2'+...+qn'

Định luật bảo toàn điện tích

1/Phát biểu :Trong một hệ cô lập về điện,tổng đại số điện tích của hệ điện tích là không đổi.

2/Biểu thức:

q1+q2+...+qn=q1'+q2'+...+qn'

q1,q2:điện tích của các hạt trước tương tác.

q1',q2': điện tích của các hạt sau tương tác.

3/Ý nghĩa: điện tích của hệ bảo toàn khi không có sự trao đổi điện tích với vật ngoài hệ.

Xem chi tiết

Thuyết điện tử.

e>p: (-)

e<p: (+)

 

Phát biểu: Thuyết electron

- Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số điện tích nguyên tố dương ( proton ). Nếu số electron ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương.

- Electron có thể rời khỏi nguyên tử và di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

+ Nguyên tử mất electron trở thành ion dương. VD: Nguyên tử Natri mất một electron sẽ trở thành ion Na+.

+ Nguyên tử trung hòa nhận thêm electron sẽ trở thành ion âm. VD: Nguyên tử Clo nhận thêm một electron sẽ trở thành icon Cl-.

 

Vận dụng:

- Có thể dùng thuyết electron để giải thích ba hiện tượng nhiễm điện.

 

+ Nhiễm điện do cọ xát:

Cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô, các electron của mảnh nhựa sẽ dịch chuyển sang mảnh vải khô do đó thước nhựa nhiễm điện âm. Các vụn giấy nhỏ không mang điện nên khi đưa thước nhựa lại gần các vụn giấy, chúng bị hút lên.

 

Bụi bám vào quạt: Cánh quạt quay sẽ cọ xát với không khí, khiến bản thân chúng bị nhiễm điện và hút bụi.

 

+ Nhiễm điện do tiếp xúc: Thanh kim loại trung hòa về điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện thì có sự dịch chuyển điện tích từ quả cầu sang thanh kim loại => thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.

 

+ Nhiễm điện do hưởng ứng: Thanh kim loại trung hòa điện đặt gần quả cầu nhiễm điện thì các electron tự do trong thanh kim loại dịch chuyển. Đầu thanh kim loại xa với quả cầu sẽ nhiễm điện cùng dấu với quả cầu, đầu thanh gần hơn thì nhiễm điện trái dấu với quả cầu.

Xem chi tiết

Cấu tạo nguyên tử

p=e

 

Phát biểu:

- Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh.

- Hạt nhân gồm: hạt notron không mang điện và hạt proton mang điện dương.

- Số proton = số electron ( p=e ) nên nguyên tử trung hòa về điện.

 

Chú ý:

Điện tích electron: qe=-1,6.10-19C và khối lượng electron: me=9,1.10-31kg

Điện tích proton: qp=1,6.10-19C và khối lượng proton: mp=1,67.10-27kg

Điện tích notron: qn=0 và khối lượng notron: mnmp

Xem chi tiết

Bài toán hãm hay tăng tốc điện tích bằng hiệu điện thế.

a=qUmds=v2-v02qU,md

Sau khi đặt vào hai bản tụ một hiệu điện thế U, sẽ tạo ra một vùng có điện trường đều có cường độ E.

Khi đặt một điện tích vào hạt sẽ được gia tốc với a=qUmd

TH1: Hạt dứng yên : Vật sẽ chuyển động nhanh dần đều về phía bản + khi q>0 và ngược lại

TH2: Hạt đi song song với đường sức điện. Khi đó vật sẽ được tăng tốc khi đi về phía bản cùng dấu với điện tích, ngược lại hạt sẽ bị hãm và dừng lại sau đó quay dầu.

TH3: Hạt đi lệch hoặc vuông góc với đường sức điện hạt sẽ chuyển động dưới dạng ném xiên và ném ngang.

Xem chi tiết

Công thức tính lực điện khi hạt bụi thả tự do trong điện trường.

F +P = 0F P F = P 

Vì điện tích trôi lơ lửng nên lực điện trường cân bằng với trọng lực.

Điều kiện cân bằng: F +P = 0F P F = P 

TH1. E hướng lên

Vì trọng lực luôn hướng thẳng đứng từ trên xuống nên lực điện trường phải có phương thẳng đứng và hướng lên.

Do vậy hạt bụi phải mang điện tích dương để F E (F = qE)

TH2. E hướng xuống

 

Vì trọng lực luôn hướng thẳng đứng từ trên xuống nên lực điện trường phải có phương thẳng đứng và hướng lên.

Do vậy hạt bụi phải mang điện tích âm để F  (F = qE)

 

 

 

 

Xem chi tiết

Công của lực điện trong điện trường đều.

AMN=qEd

 

Phát biểu: Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều trừ M đến N là AMN=qEd, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.

 

Chú thích:

AMN: công của lực điện dịch chuyển điện tích từ M đến N (J)

q: điện tích dịch chuyển (C)

E: cường độ điện trường (V/m)

d=MH¯ là độ dài đại số, với M là hình chiếu của điểm đầu đường đi, H là hình chiếu của điểm cuối đường đi trên một đường sức (m)

 

Công thức liên hệ:

AMN=F.s=Fscosα

Với F=qE và scosα=dα=(E,s)

Xem chi tiết

Công thức tính số electron thừa và số electron thiếu

N = Q1,6.10-19

+ Vật mang điện âm số electron thừa: N = Q1,6.10-19

+ Vật mang điện dương, số electron thiếu: N = Q1,6.10-19

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.