Nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.

Công thức tính nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.. Vật Lý 10. Hướng dẫn chi tiết và bài tập vận dụng.

Advertisement

Nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.

Q=Lm

 

Khái niệm: Nhiệt lượng Q cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi được gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi. Nhiệt hóa hơi tỉ lệ thuận với khối lượng m của phần chất lỏng đã biến thành khí (hơi) ở nhiệt độ sôi.

 

Chú thích: 

Q: nhiệt hóa hơi (J)

L: nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng (J/kg)

m: khối lượng của phần chất lỏng (kg)

 

Nhiệt hóa hơi riêng của một số chất lỏng ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn:

 

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Khối lượng của vật - Vật lý 10

m

 

Khái niệm:

Khối lượng vừa là một đặc tính của cơ thể vật lý vừa là thước đo khả năng chống lại gia tốc của nó (sự thay đổi trạng thái chuyển động của nó) khi một lực ròng được áp dụng. Khối lượng của một vật thể cũng xác định sức mạnh của lực hấp dẫn của nó đối với các vật thể khác. Đơn vị khối lượng SI cơ bản là kilogram.

 

Trong một số bài toán đặc biệt của Vật Lý, khi mà đối tượng của bài toán có kích thước rất nhỏ (như tính lượng kim loại giải phóng ở bình điện phân, xác định số mol của một chất v....v...). Người ta sẽ linh động sử dụng "thước đo" phù hợp hơn cho khối lượng làm gam.

 

Đơn vị tính: 

Kilogram - viết tắt (kg)

Gram - viết tắt (g)

 

 

 

Xem chi tiết

Nhiệt hóa hơi của chất lỏng

Q

 

Khái niệm:

Nhiệt lượng Q cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi được gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.

 

Đơn vị tính: Joule (J)

 

Xem chi tiết

Nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng

L

 

Khái niệm:

Nhiệt hóa hơi riêng là nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho một đơn vị đo về lượng chất đó để nó chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí, tại nhiệt độ bay hơi.

 

Đơn vị tính: J/kg

 

Nhiệt hóa hơi riêng của một số chất lỏng ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Định luật II Newton.

a=Fm=> F=m.a

Phát biểu:

Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng. Độ lớn tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

 

Chú thích:

a: gia tốc của vật (m/s2).

F: lực tác động (N).

m: khối lượng của vật (kg).

 

Qua hình ảnh minh họa ta thấy khối lượng và gia tốc của vật là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Khối lượng càng nhỏ thì gia tốc lớn và ngược lại.

Xem chi tiết

Công thức xác định lực hấp dẫn.

Fhd=G.m1.m2r2

Phát biểu:

Lực hấp dẫn giữa hai vật( coi như hai chất điểm) có độ lớn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

 

Chú thích:

m1;m2: khối lượng của hai vật 1 và 2 (kg).

G: hằng số hấp dẫn 6,67.10-11(N.m2kg2).

r: khoảng cách giữa hai vật (m).

Fhd: lực hấp dẫn (N).

 

Xem chi tiết

Công thức trọng lực.

P=Fhd=G.M.m(Rtrái đt+h)2=m.g

Giải thích:

Trọng lục là một trường hợp đặc biệt của lực hấp dẫn. Khi mà một trong hai vật là Trái Đất.

Nói cách khác, trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên một vật đặt cạnh nó.

 

Chú thích:

G: hằng số hấp dẫn 6,67.10-11(N.m2kg2).

Mkhối lượng trái đất 6.1024(kg).

m: khối lượng vật đang xét (kg).

Rtrái đt: bán kính trái đất 6400(km).

h: khoảng cách từ mặt đất đến điểm đang xét (m).

Fhd: lực hấp dẫn (N). 

P: trọng lực (N). 

g: gia tốc trọng trường m/s2.

Xem chi tiết

Thể tích nước bốc hơi trong 1 đơn vị thời gian - vật lý 12

Vt=PDL+CH2Ot2-t1

L: Nhiệt hóa hơi J/kg

CH2O : Nhiệt dung riêng J/kg.K

D: Khối lượng riêng của nước Kg/m3

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Tính khối lượng m (kg) nước ở 100 độ bốc thành hơi ở 100 độ. Với L = 2,3.10^6 J/kg.

Giả thiết rằng trong một tia sét có một điện tích q = 25 C được phóng từ đám mây dông xuống mặt đất và khi đó hiệu điện thế giữa đám mây và mặt đất là 1,4.108(V). Nếu toàn bộ năng lượng của tia sét chuyển hết thành nhiệt năng thì có thể làm m (kg) nước ở 100°C bốc thành hơi ở 100°C. Nhiệt hóa hơi của nước là L=2,3.106J/kg. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết