Bài toán tìm vị trí tổng hợp cảm ứng từ bằng không

Vật lý 11.Bài toán tìm vị trí tổng hợp cảm ứng từ bằng không. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Bài toán tìm vị trí tổng hợp cảm ứng từ bằng không

B=B1+B2=0B1=B2B1 B2

Xét trường hợp hai dây dẫn dài vô hạn

Khi hai dây có cùng chiều I:

Để hai véc tơ  cảm ứng từ ngược chiều vị trí tổng hợp nằm trong I1I2 và B1=B2

I1r1=I2r2r1d-r1=I2I1

Khi hai dây dẫn ngược chiều

Để hai véc tơ cảm ứng từ ngược chiều vị trì tổng hợp nằm ngoài I1I2=d gần với vị trí có cường độ dòng điện lớn hơn và B1=B2

I1r1=I2r2r1r1-d=I2I1

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Cảm ứng từ

B

 

Khái niệm:

Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích của cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đó.

 

Đơn vị tính: Tesla (T)

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Cảm ứng từ, quy tắc bàn tay trái.

B=FtIl

 

Phát biểu: Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một vector cảm ứng từ B:

- Có hướng trùng với hướng của từ trường.

- Có độ lớn bằng FIl, với F là độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ dài l, cường độ I, đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó.

 

Chú thích:

B: cảm ứng từ (T)

F: lực từ (N)

I: cường độ dòng điện (A)

l: độ dài của phần tử dòng điện (m)

 

Quy tắc bàn tay trái:

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ F.

Xem chi tiết

Lực từ.

Ft=BIlsinα

 

Phát biểu: Lực từ F tác dụng lên phần tử dòng điện Il đặt trong từ trường đều, tại đó cảm ứng từ là B.

- Có điểm đặt tại trung điểm của l (M1M2).

- Có phương vuông góc với l và B.

- Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái.

 

Chú thích:

F: lực từ tác dụng (N)

B: cảm ứng từ (T)

I: cường độ dòng điện (A)

l: độ dài của phần tử dòng điện (m)

Trong đó α là góc tạo bởi B và l.

 

 

Xem chi tiết

Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài.

B=2.10-7Ir

 

Phát biểu: Đường sức từ đi qua M là đường tròn nằm trong mặt phẳng đi qua M vuông góc với dây dẫn, có tâm O nằm trên dây dẫn. Vector cảm ứng từ B tiếp xúc với đường tròn đó tại M, dẫn đến B vuông góc với mặt phẳng tạo bởi M và dây dẫn.

 

Chú thích:

B: cảm ứng từ (T)

I: cường độ dòng điện (A)

r: khoảng cách từ một điểm đến dây dẫn (m)

 

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Hai dòng điện I1 = 3 A, I2 = 2 A cách nhau 50 cm theo cùng một chiều.Quỹ tích của M là đường như thế nào?

Hai dòng điện I1 = 3 A, I2 = 2 A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài, song song cách nhau 50 cm theo cùng một chiều. Xét điểm M nằm cách các dòng điện những khoảng hữu hạn mà cảm ứng từ tại tổng hợp tại đó bằng 0. Quỹ tích của M là đường

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10 cm, có I1 = I, I2 = 0,5I chạy qua. Cảm ứng từ tổng hợp bằng 0. Chọn phương án đúng.

Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ I1 = I, I2 = 0,5I chạy qua. Xét điểm M mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra bằng 0. Khoảng cách từ M đến dòng điện I1 và I2 lần lượt là x và y. Chọn phương án đúng.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Hệ tọa độ Đề-các Oxyz, ba dòng điện thẳng dài song song, I1 = I2 = 10 A, I3 = 45 A chạy theo chiều ngược lại. Tính giá trị của x khi cảm ứng từ tại M bằng không.

Hệ tọa độ Đề-các vuông góc Oxyz, trong mặt  phẳng Oxy, nằm ngang, ba dòng điện thẳng dài cùng song song với trục Oy, I1 = I2 = 10 A chạy theo chiều dương của trục Oy, I3 = 45 A chạy theo chiều ngược lại như hình vẽ. Điểm M thuộc trục Ox có hoành độ x hữu hạn. Nếu cảm ứng từ tại M bằng không thì giá tri của x là

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết