Độ biến thiên từ thông

Vật lý 11. Độ biến thiên từ thông. Từ thông. Cảm ứng điện từ. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Độ biến thiên từ thông

Φ=Φ2-Φ1

Trong đó: 

Φ: độ biến thiên từ thông 

Φ2: từ thông của mạch kín sau một khoảng thời gian (Wb)

Φ1: từ thông của mạch kín lúc ban đầu (Wb)

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Từ thông - Vật lý 11

Φ

 

Khái niệm:

Từ thông (thông lượng từ trường) là một đại lượng vật lý đặc trưng cho "lượng" từ trường đi qua một tiết diện được giới hạn bởi một đường cong kín.

 

Đơn vị tính: Weber (Wb)

 

Xem chi tiết

Độ biến thiên từ thông

Φ

 

Khái niệm:

Độ biến thiên từ thông là hiệu số giá trị của từ thông trong mạch kín sau một khoảng thời gian.

 

Đơn vị tính: Weber (Wb)

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Từ thông.

ϕ=BScosα

 

Phát biểu: Từ thông là thông lượng đường sức từ đi qua một diện tích. Khi từ thông qua một mạch kín (C) biến thiên thì trong (C) xuất hiện dòng điện cảm ứng.

 

Chú thích:

ϕ: từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều (Wb)

B: cảm ứng từ (T)

S: diện tích mặt (m2)

α: góc tạo bởi vector pháp tuyến n và vector cảm ứng từ B

 

Xem chi tiết

Từ thông riêng của mạch.

Φ=L.i

I.Từ thông riêng của mạch

a/Định nghĩa rừ thông riêng

Giả sử có dòng điện với cường độ i chạy trong một mạch kín (C). Dòng điện i gây ra một từ trường, từ trường này gây ra một từ thông Φ qua (C) được gọi là từ thông riêng của mạch.

Từ thông này tỉ lệ với cảm ứng từ do i gây ra, nghĩa là tỉ lệ với i.

b/Biểu thức: ϕ=L.i

Chú thích:

Φ: từ thông riêng của mạch (Wb)

L: hệ số tự cảm của mạch kín (H - Henry), phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín (C)

i: cường độ dòng điện (A)

 

Xem chi tiết

Hiện tượng cảm ứng điện từ

ϕ: BcBϕ:BcB

HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

1/Khái niệm dòng điện cảm ứng 

a/Thí nghiệm: cho nam châm lại gần vòng dây kín nối với ampe kế.

Sơ đồ thí nghiệm

Kết quả: kim điện kế lệch khi nam châm đưa lại nên kết luận xuất hiện trong mạch dòng điện.

b/Định nghĩa: Dòng điện cảm ứng là dòng diện xuất hiện khi từ thông trong mạch kín biến thiên.

2/Hiện tượng cảm ứng điện từ

a/Suy luận : Khi đưa nam châm lại gần khung dây từ thông qua khung thay đổi con trong mạch thì có dòng điện khi nam châm đứng yên thì không có dòng điện  suy ra dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện khi từ thông biến thiên.

b/Định nghĩa : Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tường xuất hiện dòng điện cảm ứng khi từ thông trong mạch kín và chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên.

ĐỊNH LUẬT LENZ VỀ CHIỀU DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

1/Thí nghiệm:

Dùng một nguồn điện để chọn chiều dương trong mạch thông qua chiều kim điện kế (chiều từ trường ban đầu giống với nam châm).

+ Khi đưa nam châm SN lại gần vòng dây ( từ thông tăng) : dòng điện cảm ứng có chiều ngược chiều dương.

+ Khi đưa nam châm SN ra xa vòng dây (từ thông giảm); dòng điện cảm ứng có chiều cùng chiều dương

Kết luận: Khi từ thông giảm , từ trường cảm ứng ngược chiều với từ trường ban đầu và ngược lại.

2/Phát biểu định luật

    Dòng điện cảm ứng trong mạch có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch kín.

3/Từ thông qua mạch kín C do chuyển động

    Khi từ thông qua mạch kín C biến thiên do kết quả của chuyển động thì từ trường cảm ứng có chiều chống lại chuyển động.

4/Ứng dụng : dòng điện Fu cô. máy biến áp , động cơ điện

Xem chi tiết

Suất điện động cảm ứng trong mạch kín

ec=-Φt

 

Phát biểu: Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích:

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

 

Lưu ý:

- Nếu Φ tăng thì ec<0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) ngược với chiều của mạch.

- Nếu Φ giảm thì ec>0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) là chiều của mạch.

Xem chi tiết

Độ lớn của suất điện động cảm ứng.

ec=Φt

 

Phát biểu: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích: 

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Chọn câu sai khi nói về độ lớn độ biến thiên của từ thông qua khung dây.

Một khung dây hình chữ nhật MNPQ gồm 20 vòng, MN = 5 cm, MQ = 4 cm. Khung được đặt trong từ trường đều, có độ lớn B = 3 mT, có đường sức từ qua đỉnh M vuông góc với cạnh MN và hợp với cạnh MQ của khung một góc 30o. Chọn câu sai. Độ lớn độ biến thiên của từ thông qua khung bằng

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Gọi e1 và e2 là suất điện động cảm ứng trong khung dây ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thì

Một khung dây phẳng đặt trong từ trường đều nhưng biến đổi theo thời gian, các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung. Trong 0,1 s đầu cảm ứng từ tăng từ 10-5 T đến 2.10-5 T; 0,1 s tiếp theo cảm ứng từ tăng từ 2.10-5 T đến 5.10-5 T. Gọi e1e2 là suất điện động cảm ứng trong khung dây ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thì

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Trong khoảng thời gian 0,04 s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị 6.10-3 Wb về 0. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây.

Một vòng dây dẫn kín, phẳng được đặt trong từ trường đều. Trong khoảng thời gian 0,04 s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị 6.10-3 Wb về 0 thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn là 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Một vòng dây dẫn hình vuông cạnh a = 10 cm. Độ lớn cảm ứng từ tăng đều từ 0 dến 0,5 T. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng.

Một vòng dây dẫn hình vuông, cạnh a = 10 cm, đặt cố định trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt khung. Trong khoảng thời gian 0,05 s, cho độ lớn của cảm ứng từ tăng đều từ 0 đến 0,5 T. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Khung dây diện tích 20 cm2, gồm 10 vòng. Từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,01 s. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng.

Một khung dây phẳng diện tích 20 cm2, gồm 10 vòng được đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây góc 30° và có độ lớn bằng 2.10-4 T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,01 s thì độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian từ trường biến đổi.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có diện tích 200 cm2, B = 0,01 T. Khung quay đều trong thời gian 0,04 s. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng.

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có diện tích 200 cm2, ban đầu ở vị trí song song với các đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn B = 0,01 T. Khung quay đều trong thời gian Δt = 0,04 s đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Một mạch kín hình vuông cạnh 10 cm. Tính tốc độ biến thiên của cảm ứng từ, biết i = 2 A và R = 5 Ohm.

Một mạch kín hình vuông, cạnh 10 cm, đặt vuông góc với một từ trường đều có độ lớn thay đổi theo thời gian. Tính tốc độ biến thiên của cảm ứng từ, biết cường độ dòng điện cảm ứng 2 A và điện trở của mạch 5 Ω.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Một khung dây dẫn tròn 0,1 m gồm 50 vòng. Ban đầu B = 0,05 T. Tính e1 + e2.

Một khung dây dẫn tròn, phẳng, bán kính 0,10 m gồm 50 vòng được đặt trong từ trường đều. Cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 60°. Lúc đầu cảm ứng từ có giá trị bằng 0,05 T. Trong khoảng 0,05 s, nếu cảm ứng từ tăng đều lên gấp đôi thì độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung là e1, còn nếu cảm ứng từ giảm đều đến không thì độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung là e2. Khi đó, e1 + e2 bằng 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Nếu độ lớn cảm ứng từ giảm đều từ 0,04 T đến 0 thì cường độ dòng điện cảm ứng là i1. Còn nếu tăng từ 0 đến 0,02 T thì là i2. Tính i1 + i2.

Một khung dây hình chữ nhật kín gồm N = 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng s = 20 cm2 đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây góc α = 60°, điện trở khung dây R = 0,2 Ω. Nếu trong thời gian Δt = 0,01 giây, độ lớn cảm ứng từ giảm đều từ 0,04 T đến 0 thì cường độ dòng cảm ứng có độ lớn i1; còn nếu độ lớn cảm ứng từ tăng đều từ 0 đến 0,02 T thì cường độ dòng cảm ứng có độ lớn i2. Khi đó, i1 + i2 bằng

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một khung dây dẫn đặt vuông góc với một từ trường đều. Biết rằng i = 0,5 A, R = 2 ôm và S = 100 cm2. Tính tốc độ biến thiên của cảm ứng từ.

Một khung dây dẫn đặt vuông góc với một từ trường đều, cảm ứng từ B có độ lớn biến đổi theo thời gian. Biết rằng cường độ dòng điện cảm ứng là 0,5 A, điện trở của khung là R = 2 Ω và diện tích của khung là S = 100 cm2. Tốc độ biến thiên của cảm ứng từ là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Một ống dây hình trụ dài 1000 vòng dây, S = 100 cm2, R = 16 ôm. Tính công suất tỏa nhiệt của ống dây.

Một ống dây hình trụ dài gồm 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây S = 100 cm2. Ống dây có điện trở R = 16Ω, hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ song song với trục của ống dây và có độ lớn tăng đều 10-2 T/s. Công suất tỏa nhiệt của ống dây là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Một ống dây S = 100 cm2 nối vào tụ điện có C = 200 uF. Cảm ứng từ có độ lớn tăng đều 5.10^-2 T/s. Tính điện tích của tụ điện.

Một ống dây diện tích S=100 cm2 nối vào tụ điện có điện dung C = 200 μF, được đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây, có độ lớn tăng đều 5.10-2 (T/s). Tính điện tích của tụ điện.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Từ thông qua khung dây biến đổi theo thời gian như hình vẽ. Tính suất điện động cảm ứng trong khung dây.

Từ thông ϕ qua một khung dây biến đổi theo thời gian được diễn tả bằng đồ thị trên hình vẽ. Suất điện động cảm ứng trong khung trong khoảng thời gian

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 6 cm, B = 4 mT, R = 0,01 ôm. Tính điện lượng di chuyển trong khung.

Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 6 cm được đặt trong từ trường đều B = 4mT, đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Cầm hai cạnh đối diện hình vuông kéo về hai phía khác nhau để được một hình chữ nhật có cạnh này dài gấp hai lần cạnh kia. Cho điện trở của khung bằng R = 0,01 Ω. Điện lượng di chuyển trong khung là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một khung dây hình vuông MNPQ cạnh a = 6 cm, B = 4 mT, R = 0,01 ôm. Tính điện lượng di chuyển trong khung.

Một khung dây hình vuông MNPQ cạnh a = 6 cm đặt trong từ trường đều B = 4 mT, đường sức vuông góc với mặt phẳng khung dây hình 1. Giữ đinh M cố định, sau đó kéo và xoắn các cạnh của khung dao cho ta được hai hình vuông mà diện tích hình này lớn gấp 4 lần hình kia trên hình 2. Cho điện trở của khung bằng R = 0,01 Ω. Cho biết dây dẫn của khung có vỏ cách điện. Điện lượng di chuyển trong khung là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Cuộn dây có N = 100 vòng, mỗi vòng có S = 300 cm2, B = 0,2 T. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây.

Cuộn dây có N = 100 vòng, mỗi vòng có diện tích S = 300 cm2. Đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T sao cho trục của cuộn dây song song với các đường sức từ. Quay đều cuộn dây để sau Δt = 0,5 s trục của nó vuông góc với các đường sức từ thì độ lớn suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Một khung dây có 100 vòng. Diện tích mỗi vòng dây là 2 dm2, B giảm từ 0,5 T đến 0,2 T. Tính suất điện động cảm ứng trong khung dây.

Một khung dây có 100 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung dây. Diện tích của mỗi vòng dây là 2 dm2, cảm ứng từ giảm đều từ 0,5 T đến 0,2 T trong thời gian 0,1 s. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung dây là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Một khung dây hình vuông cạnh 5 cm, có B = 0,08 T. Trong 0,2 s cảm ứng từ giảm đến 0 T. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung.

Một khung dây hình vuông có cạnh 5 cm, đặt trong từ trường đều 0,08 T, mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Trong thời gian 0,2 s cảm ứng từ giảm xuống đến 0 T. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong khung trong khoảng thời gian đó là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Một khung dây có 1000 vòng, diện tích mỗi vòng 2 dm2. Trong thời gian 0,1 s độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là bao nhiêu?

Một khung dây có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung. Diện tích mặt phẳng giới hạn bởi mỗi vòng là 2 dm2. Cảm ứng từ của từ trường giảm đều từ 0,5T đến 0,2T. Trong thời gian 0,1s độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Trong khoảng thời gian 0,02 s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ 4.10-3 Wb về 0 Wb thì suất điện động cảm ứng có độ lớn bao nhiêu?

Một vòng dây kín, phẳng được đặt trong từ trường đều. Trong khoảng thời gian 0,02 s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị 4.10-3 (Wb) về 0 (Wb) thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết