Làm quen với vật lí

Vật lý 10. Làm quen với vật lí. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

1. Đối tượng nghiên cứu Vật Lí

- Đối tượng nghiên cứu Vật Lí là các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

Ví dụ:

+ Cơ học : Nghiên cứu chuyển động của vật chất

+ Ánh sáng: nghiên cứu các tính chất và hoạt động của ánh sáng

+ Điện học: nghiên cứu về các hiện tượng điện.

2. Mục tiêu của Vật Lí

- Khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng cũng như tương tác của chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.

3. Phương pháp nghiên cứu Vật Lí

- Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới giúp kiểm chứng, hoàn thiện bổ sung hay bác bỏ giả thuyết nào đó. Kết quả này cần được giải thích bằng lý thuyết đã biết hoặc lý thuyết mới.

Ví dụ: thí nghiệm về sự rơi của các vật của nhà khoa học Galilei tại đỉnh tháp Pisa đã bác bỏ nhận định sai lầm của Aristole cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ là do bản chất tự nhiên.

- Phương pháp lý thuyết: Dùng ngôn ngữ toán học hoặc suy luận lí thuyết để phát hiện ra một kết quả mới. Kết quả này cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Ví dụ: Công trình nghiên cứu dự đoán sự tồn tại của Hải Vương Tinh trong hệ Mặt Trời của các nhà nghiên cứu ở thế kỉ XIX.

- Hai phương pháp này hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.

- Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này có tiến trình các bước như sau:

+ Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu.

+ Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu.

+ Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết.

+ Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liêu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu.

+ Rút ra kết luận.

4. Ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.

Ảnh hưởng Vật lí trong một số lĩnh vực: Vật lí ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Dựa trên nền tảng Vật lí, công nghệ mới được sáng tạo với tốc độ vũ bão. Kiến thức Vật lí trong các phân ngành được áp dụng kết hợp để tạo ra kết quả tối ưu. Các kĩ năng Vật lí như tính chính xác, đúng thời điểm và thời lượng, quan sát, suy luận nhạy bén …đã thành kĩ năng sống cần có của con người hiện đại.

- Thông tin liên lạc: Internet, điện thoại thông minh và một số thiết bị công nghệ đã tạo ra phương tiện thông tin liên lạc vô cùng hữu ích.

- Y tế: Phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh bằng kiến thức Vật lí như là chụp X - Quang, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ, xạ trị…giúp cho chẩn đoán và chữa trị bệnh hiệu quả cáo hơn.

- Công nghiệp: Vật lý là động lực cho các cuộc các mạng công nghiệp giúp hình thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa. Hiện nay là ngành công nghiệp 4.0 với cốt lõi là Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây.

- Nông nghiệp: Nhờ các thành tựu Vật lí đã chuyển đổi canh tác bằng các phương pháp hiện đại hiệu quả hơn với các máy móc tự động hóa. Ví dụ như: Công nghệ chiếu xạ giúp tăng năng suất, công nghệ cảm biến không dây giúp quá trình kiểm soát nông sản được thuận tiện và hiệu quả cao…

- Nghiên cứu khoa học: Vật lí giúp cải tiến thiết bị và phương pháp nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học. Ví dụ: kính hiển vi, nhiễu xạ tia X, máy quang phổ…

- Ngay chính trong môn Vật lí: việc tìm hiểu các kiến thức Vật lí cũng giúp tạo ra các phương pháp mới, những thiết bị hiện đại, tối tân giúp các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn về vật chất và năng lượng, vũ trụ. Ví dụ như kính thiên văn không gian Hubble…

Bài Giảng Liên Quan

Tốc độ trung bình và vận tốc trung bình.

Tốc độ trung bình được tính bằng quãng đường vật đã đi được chi cho thời gian dịch chuyển. Vận tốc trung bình lại được tính bằng độ dời chia cho thời gian. Từ đây dẫn tới sự khác nhau giữa tốc độ và vận tốc.

CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

Vật lý 10. Chuyển động cơ học là gì? Gốc tọa độ, gốc thời gian, chiều dương, hệ quy chiếu. Chất điểm là gì? Quỹ đạo chuyển động là gì? Tổng hợp công thức và bài giảng liên quan tới chuyển động cơ học.

Câu Hỏi Liên Quan

Đối tượng nghiên cứu của vật lý là gì?

Đối tượng nghiên cứu của vật lý là gì?
A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất.
B. Quy luật tương tác của các dạng năng lượng.
C. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
D. Quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.

Tự luận Độ khó: Đang cập nhật
Xem chi tiết

Ghép các ứng dụng vật lý ở cột bên phải với các lĩnh vực nghề nghiệp trong cuộc sống tương ứng ở cột bên trái.

Ghép các ứng dụng vật lý ở cột bên phải với các lĩnh vực nghề nghiệp trong cuộc sống tương ứng ở cột bên trái (một lĩnh vực nghề nghiệp có thể có nhiều ứng dụng vật lý liên quan).

Tự luận Độ khó: Đang cập nhật
Xem chi tiết

Sắp xếp các bước tiến hành quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý.

Sắp xếp các bước tiến hành quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý:
(1)   Phân tích số liệu.
(2)   Quan sát, xác định đối tượng cần nghiên cứu.
(3)   Thiết kế, xây dựng mô hình kiểm chứng giả thuyết.
(4)   Đề xuất giả thuyết nghiên cứu.
(5)   Rút ra kết luận.

Tự luận Độ khó: Đang cập nhật
Xem chi tiết

Nối những từ, cụm từ tương úng ở cột A với những từ, cụm từ tương ứng ở cột B.

Nối những từ, cụm từ tương ứng ở cột A với những từ, cụm từ tương ứng ở cột B.

Cột A

Cột B

1. Nông nghiệp

a) Sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ vật liệu (nano), dây chuyền sản xuất tự động.

2. Thông tin liên lạc

b) Chụp X quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi, xạ trị, ...

3. Nghiên cứu khoa học

c) Gia tăng năng suất nhờ máy móc cơ khí tự động hóa.

4. Y tế

d) Kính hiển vi điện tử, máy quang phổ, ...

5. Công nghiệp

e) Internet, điện thoại thông minh

Tự luận Độ khó: Đang cập nhật
Xem chi tiết

Ở chương trình trung học cơ sở, em đã được học về chủ đề Âm thanh. Vậy em hãy cho biết đối tượng nghiên cứu của Vật lý trong nội dung của chủ đề này.

Ở chương trình trung học cơ sở, em đã được học về chủ đề Âm thanh. Vậy em hãy cho biết đối tượng nghiên cứu của Vật lý trong nội dung của chủ đề này.

Tự luận Độ khó: Đang cập nhật
Xem chi tiết

Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của Vật lý: cơ học, ánh sáng, điện từ?

Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của Vật lý: cơ học, ánh sáng, điện từ?

Tự luận Độ khó: Đang cập nhật
Xem chi tiết

Khi chiếu ánh sáng đến gương, ta quan sát thấy ánh sáng bị gương hắt lại môi trường cũ. Hãy xác định đối tượng nghiên cúu và phương pháp nghiên cứu trong khảo sát trên.

Khi chiếu ánh sáng đến gương, ta quan sát thấy ánh sáng bị gương hắt trở lại môi trường cũ. Thực hiện những khảo sát chi tiết, ta có thể rút ra kết luận về nội dung định luật phản xạ ánh sáng như sau:
- Khi ánh sáng bị phản xạ, tia phản xạ sẽ nằm trong mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới. 
- Góc phản xạ sẽ bằng góc tới.
Hãy xác định đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu trong khảo sát trên.

Tự luận Độ khó: Đang cập nhật
Xem chi tiết

Việc vận dụng các định luật vật lý rất đa dạng và phong phú trong đời sống. Em hãy trình bày một số ví dụ chứng tỏ việc vận dụng các định luật vật lý vào cuộc sống.

Việc vận dụng các định luật vật lý rất đa dạng và phong phú trong đời sống. Em hãy trình bày một số ví dụ chứng tỏ việc vận dụng các định luật vật lý vào cuộc sống.

Tự luận Độ khó: Đang cập nhật
Xem chi tiết

Nhiều nhận định cho rằng: "Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, bên cạch việc chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì con người cũng ngày càng đối diện với nhiều nguy hiểm". Em có ý kiến như thế nào?

Nhiều nhận định cho rằng: “Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, bên cạnh việc chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì con người cũng ngày càng đối diện với nhiều nguy hiểm”. Em có ý kiến như thế nào về nhận định này? Bằng những hiểu biết Vật lí của mình, em hãy nêu các dẫn chứng cụ thể.

Tự luận Độ khó: Đang cập nhật
Xem chi tiết

Ở những nơi có nhiệt độ thấp, người ta nhận thấy rằng khi vung cùng một lượng nước nhất định ra không khí thì nước nóng sẽ nhanh đông đặc. Em hãy xây dựng tiến trình.

Ở những nơi có nhiệt độ thấp (dưới 00C), người ta nhận thấy rằng khi vung cùng một lượng nước nhất định ra không khí thì nước nóng sẽ nhanh đông đặc hơn so với nước lạnh (Hình 1.1). Em hãy xây dựng tiến trình tìm hiểu hiện tượng trên, mô tả cụ thể các bước cần thực hiện, sau đó thực hiện tiến trình vừa xây dựng tại nhà và lưu lại kết quả thực hiện. 
(Lưu ý: chỉ nên sử dụng mước có nhiệt độ khoảng 400C để đảm bảo an toàn trong quả trình thực hiện)

Tự luận Độ khó: Đang cập nhật
Xem chi tiết

Xác nhận nội dung

Hãy giúp Công Thức Vật Lý chọn lọc những nội dung tốt bạn nhé!