Thư Viện Biến Số Vật Lý

Tìm kiếm biến số vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

477 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Hiệu điện thế cuộn sơ cấp của máy biến áp - Vật lý 12

U1

Khái niệm:

U1 là hiệu điện thế đầu vào, được đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp.

- Nếu hiệu điện thế cuộn thứ cấp lớn hơn cuộn sơ cấp thì máy biến áp là máy tăng áp. Nếu hiệu điện thế cuộn thứ cấp của máy biến áp nhỏ hơn cuộn sơ cấp thì máy biến áp là máy hạ áp.


Đơn vị tính: Volt (V)

 

 

Xem chi tiết

Từ thông tức thời, cực đại gửi qua khung dây - Vật lý 12

ϕ, ϕ0

Khái niệm:

- Từ thông là số đường sức từ xuyên qua diện tích S khung dây và biến thiên theo thời gian t.
- Từ thông ϕ biến thiên điều hòa theo thời gian và có giá trị cực đại là ϕ0.

 

Đơn vị tính: Weber (Wb) 

 

Xem chi tiết

Suất điện động tức thời, cực đại của máy phát điện - Vật lý 12

e, E0

 

Khái niệm:

- Suất điện động e biến thiên cùng tần số, chu kì và chậm pha π2 so với từ thông ϕ.

- Đối với máy phát 3 pha: e1 ,e2 ,e3 là ba suất điện động lệch pha nhau 120 ° và có cùng suất điện động cực đại E0.

 

 Đơn vị tính: Volt (V)

 

 

 

Xem chi tiết

Số cặp cực của máy phát điện - Vật lý 12

p

 

Khái niệm:

Máy phát điện có tác dụng biến đổi năng lượng cơ sang điện dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Một trong hai phần (cuộn dây và nam châm) sẽ quay, phần còn lại đứng yên. Cứ 2 cuộn cảm sẽ thành 1 cặp cực.

 

Đơn vị tính: cặp

 

Xem chi tiết

Tốc độ quay của roto máy phát điện - Vật lý 12

n

 

Khái niệm:

n là số vòng roto quay được trong 1 s.

 

Đơn vị tính: vòng/s

 

Xem chi tiết

Cường độ dòng điện và hiệu điện thế dây - Vật lý 12

Id, Ud

 

Khái niệm:

Id là cường độ dòng điện qua dây và hiệu điện thế dây là hiệu điện thế giữa hai dây Ud.

 

Đơn vị tính: Ampe (A) và Volt (V)

 

Xem chi tiết

Cường độ dòng điện pha và hiệu điện thế pha - Vật lý 12

IP,Up

 

Khái niệm:

Ip là cường độ dòng điện chạy qua tải và hiệu điện thế pha là hiệu điện thế giữa hai đầu tải. Tùy theo cách chúng mắc sẽ tỉ lệ khác nhau với Id ,Ud.

 

Đơn vị tính: Ampe (A) và Volt (V)

 

Xem chi tiết

Dòng điện qua dây trung hòa - Vật lý 12

I0

 

Khái niệm:

- Trong cách mắc mạch và tải hình sao, dây trung hòa sẽ giúp mạch không bị quá tải.

- Ta có: i0=i1+i2+i3 với i1, i2, i3 là dòng qua các tải.

 

Đơn vị tính: Ampe (A)

 

Xem chi tiết

Độ giảm điện thế - Vật lý 12

U

 

Khái niệm:

- Khi truyền tải, do dây có điện trở nên hiệu điện thế nơi tiêu thụ sẽ bị giảm U so với hiệu điện thế ban đầu.

- Ta có: U=R.I=U1-U2 với U2 hiệu điện thế nơi đến.

 

Đơn vị tính: Volt (V)

 

Xem chi tiết

Công suất phát khi truyền tải - Vật lý 12

PP

 

Khái niệm:

PP là công suất tải điện ở nơi phát, để truyền tải điện năng đi xa ta cần công suất lớn ở nơi truyền tải.

 

Đơn vị tính: Watt W

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.